Thứ hai, Tháng mười hai 9, 2024
Google search engine
HomeNghề ChayGóc nhìn #1: Đồng đội - Người sẵn sàng "che lưng" cho...

Góc nhìn #1: Đồng đội – Người sẵn sàng “che lưng” cho mình

Trong cuộc sống, chúng ta luôn mong muốn tìm kiếm hoặc tạo dựng những điểm tựa, đó có thể là: tài chính, gia đình, học vấn, kinh nghiệm, mối quan hệ xã hội, cộng đồng… để tự tin bước đi trong hành trình du hành trăm năm ở thế gian. Và người đồng hành, đồng chí hướng, đồng đội luôn là những người chúng ta mong muốn gặp được trong cuộc đời này.

Tại Buổi Chia sẻ số 11 của CLB Doanh nghiệp Chay Hà Nội, sau khi chứng kiến hành trình một năm ý nghĩa của Dizenki – Trạm Sạc Bình An, Ban Chủ nhiệm đặt câu hỏi: “Tìm người cùng nhau lên ý tưởng không khó, nhưng có người đồng hành lâu dài bền vững mới khó?” Chị Bui Lan Huong, đồng sáng lập Dizenki đã trả lời ngắn gọn khiến mình rất cảm kích. Những từ khóa đó là:

Tìm người đồng đội

Chúng ta sẽ tìm những người đồng chí hướng thực sự, chứ không hẳn chỉ là những người bạn cùng nhau lên ý tưởng cho vui, vì chơi với nhau, hợp tính cách mà làm chung.

Đồng đội, người sẵn sàng “che lưng” cho mình

Chúng ta luôn thích nghe những lời hay, lời khen của người khác dành cho mình. Nhưng người dám vì điều tốt cho bạn, mà dám chỉ trích khiếm khuyết, điểm yếu của mình thì bản thân chúng ta thường “gợn”. Thực ra, một người đồng chí như vậy lại mang bóng dáng của một người đồng đội thực sự, người sẵn sàng chỉ lỗi của bạn, sẵn sàng bổ sung khuyết điểm đó để chúng ta trở thành một đội ngũ hoàn chỉnh hơn.

Người “che lưng” đó là người sẽ giúp chúng ta thấy an tâm hơn khi thực hiện công việc của mình, vì điểm yếu của mình đã được đồng đội hỗ trợ. Và ngược lại, tất nhiên chúng ta cũng sẽ trở thành tấm “che lưng” cho điểm yếu của đồng đội. Từ “an tâm” rồi sẽ “an vui”.

Khiêm tốn đứng trong đội ngũ

Khi may mắn tìm được những người đồng đội đồng chí hướng như vậy, thì chúng ta nên ứng xử thế nào để trở thành một mắt xích góp phần giúp đội ngũ đoàn kết, phát triển bền vững, cùng nhau chạm đến các lý tưởng tốt đẹp?

Không gì hơn chính là sự khiêm tốn, luôn biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến trái chiều với bản thân, dù ý kiến đó là của những người đồng sáng lập, lãnh đạo hay nhân viên. Tinh thần khiêm tốn để học hỏi, hạ mình để sửa sai sẽ giúp chúng ta trưởng thành và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Chúng ta sẽ khiến đồng đội của mình cũng “an tâm”, “an vui” để sẵn sàng đồng lòng cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Ngọc Tân

Nguyễn Ngọc Tân
Nguyễn Ngọc Tânhttps://www.facebook.com/ngoctan.sila
Một người thích viết lách và chia sẻ những điều tích cực về cuộc sống.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments